KHÁM SỨC KHOẺ THAI KỲ

Khám sức khỏe trước và trong thai kỳ là vô cùng quan trọng, nhưng không phải ai cũng quan tâm điều đó. Đặc biệt khám sức khoẻ trước khi mang thai ít được các cặp đôi quan tâm.
Theo một thống kê mới đây, khám sức khỏe sinh sản giúp giảm thiểu 80% các rủi ro và đảm bảo an toàn cho mẹ bầu cũng như thai nhi. Nhưng phải khám những gì? Và thời gian nào? Mời bạn cùng tìm hiểu với phòng khám Hiền Đức nhé:
1. Sàng lọc trước khi mang thai: Trước khi cưới, trước khi mang thai các cặp đôi nên khám sức khoẻ định kỳ nhằm có một kế hoạch mang thai cho bản thân. Các cặp đôi sẽ khám sức khoẻ tổng quát nhằm phát hiện các bệnh lý cần điều trị trước khi mang thai, làm các xét nghiệm cho cả hai vợ chồng:
– Công thức máu, nhằm phát hiện Thalassemie
– Nhóm máu, Rh phát hiện nhóm máu hiếm không
– Viêm gan, giang mai, HIV – Riêng với người phụ nữ nên làm thêm xét nghiệm Rubella IgG và IgM, AMH (nhằm kiểm tra dự trữ buồng trứng), chức năng tuyến giáp, đường huyết.
– Khám phụ khoa tầm soát ung thư cổ tử cung.
2. Sàng lọc trước sinh:
• Ba tháng đầu thai kỳ: Hiện nay khám thai 3 tháng đầu thai kỳ có thể vẽ lên bức tranh tương đối đầy đủ về thai kỳ và có kế hoạch tiên lượng cho thai kỳ đó. Khám thai 3 tháng đầu thai kỳ siêu âm và xét nghiệm:
– Công thức máu: cần được làm sớm để tầm soát các bệnh lý mà cụ thể là:
+ Thiếu máu thiếu sắt: bù sắt hoặc truyền máu nếu thiếu máu nặng
+ Thiếu máu di truyền (Thalassemia): nhằm tầm soát bệnh Thalassemia cho thai nhi, đây là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam và các nước vùng Đông Nam Á.
+ Nhóm máu ABO – Rh: > 95% người Việt Nam có nhóm máu Rh dương. Nếu người phụ nữ Rh âm (nhóm máu hiếm) và người chồng Rh dương thì có nguy cơ bất đồng nhóm máu mẹ – con và những lần mang thai sau nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc nếu người phụ nữ cần truyền máu sẽ có nguy cơ có phản ứng truyền máu nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy người Rh (-) khi mang thai cần được tiêm kháng thể Anti D để phòng ngừa những nguy cơ này.
– Miễn dịch: những xét nghiệm sau cần làm sớm để chẩn đoán và điều trị phòng ngừa lây nhiễm mẹ – con.
+ HIV: hiện nay những người nhiễm HIV vẫn có thể mang thai và sinh con. Tuy nhiên cần được điều trị phòng ngừa lây nhiễm mẹ – con.
+ Viêm gan siêu vi B: những người nhiễm HBV cần được xét nghiệm định lượng virus HBV để xem xét có cần điều trị phòng ngừa lây nhiễm mẹ – con trong quá trình mang thai (nếu tải lượng virus trong máu mẹ quá cao) và sau sanh bé sẽ được tiêm kháng thể thụ động phòng lây nhiễm.
+ Giang mai: xoắn khuẩn giang mai chỉ có thể qua nhau thai và gây giang mai bẩm sinh sau tháng thứ 5, vì vậy cần phát hiện sớm để điều trị trước tháng thứ 5 của thai kỳ.
– Tổng phân tích nước tiểu: qua phân tích nước tiểu có thể phát hiện nhiễm trùng tiểu không triệu chứng, phát hiện đường niệu trong bệnh đái tháo đường, đạm niệu trong bệnh tiền sản giật….
– Xét nghiệm chức năng gan, thận, tuyến giáp: nhằm phát hiện và có kế hoạch điều trị ngăn những ảnh hưởng xấu lên mẹ và thai nhi
– Xét nghiệm NIPT giúp tầm soát lệch bội nhiễm sắc thể như bệnh Down, Edwards, Pateau, bất thường NST giới tính… từ 9 tuần trở đi
– Siêu âm đo độ mờ da gáy giúp tầm soát bệnh Down, nhìn sơ khởi về hình thái thai nhi, tiên lượng được tiền sản giật, thai chậm tăng trưởng
• Ba tháng giữa thai kỳ: Khảo sát hình thái học thai nhi một cách rõ hơn bằng siêu âm hình thái học sớm từ 16-20 tuần và siêu âm 4D từ 20-24 tuần. Ngoài ra có thể tiên lượng sanh non bằng siêu âm đo chiều dài kênh CTC. Tầm soát đái tháo đường thai kỳ bằng xét nghiệm dung nạp đường từ 24 – 28 tuần. 3. 3 tháng cuối thai kỳ Khám hang tháng giúp đáng giá sức khoẻ của mẹ và con. Tiên lượng sanh thường hay sanh mổ. Đến 35-37 tuần làm xét nghiệm tầm soát nhiễm streptococcus âm đạo phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh và nhiễm trùng hậu sản. Sau khi có kết quả xét nghiệm tổng quát, chức năng gan, chức năng thận, chức năng đông máu sẽ được Bác sĩ gây mê khám và tư vấn các phương pháp đẻ không đau.
Phòng khám Sản phụ khoa Hiền Đức sẽ cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc trước sanh để có thể giúp các mẹ bầu có 1 thai kỳ khoẻ mạnh và vượt cạn an toàn
Bài viết liên quan