Siêu âm bao nhiêu lần trong thai kỳ là đủ? Siêu âm có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Siêu âm 4D, siêu màu có tốt hơn 2D không? ,…. đó là những câu hỏi thường gặp khi đi khám thai.
1. Siêu âm thai để làm gì?
– Giúp chẩn đoán thai, vị trí thai
– Xác định tuổi thai và tính ngày dự sanh (3 tháng đầu)
– Chẩn đoán một số bệnh lý (thai trứng, thai ngưng phát triển,…)
– Chẩn đoán một số bệnh lý đi kèm với thai (u buồng trứng, u xơ tử cung,… )
– Xác định số lượng thai (song thai, tam thai)
– Chẩn đoán dị tật thai qua siêu âm đo độ mờ da gáy, 3D, 4D
– Theo dõi sự phát triển của thai, đo kích thước thai để ước lượng trọng thai
– Kiểm tra ngôi thai (đã xoay đầu chưa)
– Kiểm tra lượng nước ối
– Kiểm tra máu nuôi thai, dây rốn quấn cổ qua siêu âm doppler màu
2. Siêu âm thai mấy lần là đủ và có hại gì không?
– Thai phát triển tốt bình thường siêu âm khoảng 4-5lần/ thai kỳ
– Nếu có gì đặc biệt BS sẽ cho siêu âm nhiều hơn tùy trường hợp
– Sóng siêu âm không có hại gì cho thai
3. Các mốc siêu âm quan trọng?
– 3 tháng đầu: siêu âm 2D
– 11tuần – 13tuần + 6ngày: siêu âm đo độ mờ da gáy tầm soát dị tật cho thai
– 16 – 20 tuần khảo sát hình thái học sớm
– 20 – 24 tuần: siêu âm 3D, 4D khảo sát hình thái học cho thai.
– Tháng cuối: Đo lượng nước ối, ước lượng trọng lượng thai, xác định ngôi thai
Ngoài ra còn tùy thuộc vào những trường hợp cụ thể sẽ có những chỉ định siêu âm khác nhau:
– Mỗi lần khám siêu âm theo dõi sự phát triển của thai
– Siêu âm kiểm tra vị trí nhau bám: sau 28 tuần
– Siêu âm kiểm tra lượng nước ối
– Siêu âm tim thai nhi: thường siêu âm 24-28 tuần
– Siêu âm tầm soát một số các dị tật bẩm sinh trễ
– Siêu âm đo chiều dài kênh cổ tử cung: 3 tháng giữa của thai kỳ tầm soát hở eo tử cung hoặc dọa sanh non.
Siêu âm 2D, 3D, 4D hay doppler màu đều có giá trị riêng và tùy thời điểm, mục đích khảo sát mà chọn lựa siêu âm nào phù hợp.