NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHI CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH SẼ GIÚP BỐ MẸ TỰ TIN HƠN

Làm gì cũng vậy, khó khăn nhất vẫn là những bước đầu. Rất nhiều bố mẹ đến thăm khám BS đều chia sẻ những khó khăn “không thể lường trước” khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Dù có là người chăm con thứ 2 hay thứ 3 rồi, chắc chắn các bậc phụ huynh cũng chưa dám tự nhận mình là “chăm con thông thái không trật phát nào”. Tuy nhiên không bài toán khó nào lại không giải được. Trẻ sơ sinh có những đặc tính riêng của nó, bố mẹ nắm được những kiến thức sau đây thì chắc chắn hành trình chăm con bước đầu cũng đơn giản hơn đến 80-90%.
1. Nhịp sinh học và những nhu cầu hàng ngày
– Ngủ: Trẻ sơ sinh thường ngủ suốt ngày đêm và chỉ thức khi đói để bú (trung bình 2-3 tiếng /1 lần). Hơn nữa, thị giác của trẻ những ngày đầu sau sanh chỉ phân biệt được màu trắng và đen, do vậy trẻ không phân biệt được ngày và đêm.
– Ăn: Băn khoăn không biết bú bao nhiêu là đủ và ép bú là tâm lý chung của các ông bố bà mẹ. Tuy nhiên các bạn cần hiểu rằng dạ dày trẻ có giới hạn và thực quản trẻ rất ngắn, do vậy nếu ép bú trẻ dễ bị nôn trớ và sặc sữa. Nhìn chung trẻ sơ sinh bú từ 8-12 lần mỗi ngày và trung bình mỗi cử bú sẽ kéo dài 10 phút mỗi bên ngực. Trong ngày đầu sau sinh, dạ dày trẻ rất nhỏ nên mỗi cử bú chỉ cần 7ml là đủ. Sau đó dạ dày sẽ lớn dần mỗi ngày, đến ngày thứ 3, mỗi cử bú sẽ khoảng 22-27 ml, phải đến tuần đầu tiên dạ dày trẻ mới chứa được 60ml sữa. Và đến 1 tháng trẻ sẽ bú khoảng 90-100ml mỗi lần.
– Tiêu – tiểu: Phân của trẻ sơ sinh sẽ có nhiều thay đổi về màu sắc, kết cấu và số lượng nên đôi khi khiến nhiều ông bố bà mẹ lo lắng khi thấy phân trẻ có sự biến đổi. Tuy nhiên bố mẹ chỉ cần lưu ý: trẻ vừa chào đời sẽ đi phân su màu xanh đen, đen và rất dính gọi là phân su. Sữa non sẽ giúp đẩy phân su ra ngoài và phân của trẻ sẽ dần thay đổi sau 3-4 ngày. Nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn phân trẻ sẽ lỏng, màu vàng tươi như hoa cải, có những lấm tấm trắng như phô mai. Trẻ sẽ đi tiêu khoảng 4-6 lần mỗi ngày.
2. Làn da: Làn da trẻ sơ sinh rất mỏng manh, dễ mất nước, nhạy cảm, chưa tự kiểm soát thân nhiệt tốt và rất dễ bị tổn thương. Trong 2 tuần đầu sau sinh, trẻ thường bị vàng da sinh lý, thường xuất hiện vào ngày thứ 3 sau sinh và kéo dài 7-10 ngày. Bố mẹ hãy theo dõi tình trạng của trẻ, nếu kéo dài thì hãy mang trẻ đến BS để thăm khám.
Nhân nói về da, rất nhiều vấn đề xảy ra xoay quanh việc bố mẹ lựa chọn vật dụng không phù hợp, gây nên một số tổn thương không đáng có lên là da của trẻ sơ sinh, điển hình là việc chọn tã. Do tã gần như “nằm” trên người con suốt ngày nên chọn một chiếc tã làm sao phù hợp nhất với đặc tính cơ thể con là điều hết sức cần thiết. Khi các bạn chọn tã phù hợp giúp trẻ thoải mái, dễ chịu, ngăn ngừa những bệnh không đáng có như hăm tã, viêm da, tổn thương da,… Chọn tã cho trẻ sơ sinh cũng không quá phức tạp, hãy lưu ý một số điều sau đây:
1. Chọn tã dán sơ sinh mềm mại và dịu nhẹ: Cần chọn tã dán sơ sinh có bề mặt cotton mềm mại để không gây kích ứng da con bố mẹ nhé! Bố mẹ có thể cân nhắc và sử dụng thử tã dán sơ sinh Bobby với bề mặt Cotton-Soft mềm mại kết hợp Cream Vitamin E phù hợp nhất với trẻ sơ sinh.
2. Chọn tã dán sơ sinh ôm vừa vặn, hệ thun co giãn linh hoạt: Để tránh cho da con bị hằn đỏ, bé thoải mái ngay cả khi ngủ, bố mẹ hãy chọn tã dán sơ sinh Bobby với hệ thun Flexi-Fit (thun lưng và thun hông) mềm mại. Hãy nhớ là tã vừa vặn với con cũng tránh gây tràn tã nhé!
3. Chọn tã dán sơ sinh thấm hút nhanh, khô thoáng: Hăm tã là tình trạng gây ra khi da bé tiếp xúc quá lâu với chất tiêu bẩn. Vậy nên bố mẹ lưu ý chọn các loại tã có khả năng thấm hút tốt, chống tràn như Bobby có thiết kế với bề mặt dạng sóng 3D và rãnh thấm kim cương giúp chất lỏng thấm nhanh, giữ cho con luôn khô thoáng.
4. Chọn tã dán sơ sinh có thiết kế hỗ trợ giữ cho cuống rốn (chưa rụng của trẻ sơ sinh) khô thoáng: Tuy là vấn đề nhỏ, song việc giữ vệ sinh cho cuống rốn của trẻ sơ sinh cũng là một trong những vấn đề băn khoăn của bố mẹ. Hãy nhớ nhé: Cuống rốn của con không cần vệ sinh quá kĩ bằng xà phòng hay bôi thêm bất kỳ loại thuốc bôi nào, chỉ cần được vệ sinh sạch bằng nước ấm và giữ khô thoáng là được. Bố mẹ có thể dùng tã dán sơ sinh có thiết kế rãnh rốn Oheso (phần khoét mặt trước tã) để tránh cho cuống rốn tiếp xúc với chất tiêu bẩn, giữ cho nó được khô thoáng và mau lành nhé.
3. Những phản ứng của trẻ, đặc biệt tiếng khóc: Trẻ sơ sinh không biết nói nên mọi nhu cầu, khó chịu của trẻ sẽ được thể hiện qua tiếng khóc. Nếu bố mẹ gần con sẽ hiểu rõ tính nết và những biểu hiện của trẻ, ví dụ khi đi tiêu hoặc đi tiểu, tã ướt trẻ sẽ ọ oẹ, khóc ít và tiếng khóc không to, tay chân cựa quậy nhiều như muốn bung ra khỏi lớp tã và quần áo.
4. Đặc điểm rốn trẻ: Sau khi trẻ chào đời, BS đã cắt rốn và chừa lại 2-3cm. Vài ngày đầu dây rốn có màu sáng bóng, sau khi khô, cuống rốn có màu xám hoặc nâu. Khoảng 7-14 ngày sau sinh, dây rốn sẽ khô héo và rụng. Sau khi rụng rốn khoảng 7-10 ngày thì rốn sẽ lành. Trong quá trình chăm sóc con, bố mẹ đừng để cuống rốn của con khi chưa rụng tiếp xúc nhiều với nước (khi tắm) hoặc bị ẩm, như vậy rốn sẽ dễ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bố mẹ cũng đồng thời cần ghi nhớ, việc dùng cồn chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh là không cần thiết, chỉ cần dùng nước ấm sạch vệ sinh và giữ cho khô thoáng là được. Với những đặc điểm như vậy các mẹ cần lưu ý nhẹ nhàng khi chăm sóc bé, luôn giữ bé được sạch sẽ và thoải mái để trẻ ăn ngủ tốt và chóng lớn. Để giữ cho cuống rốn thông thoáng, bố mẹ có thể cân nhắc sử dụng tã có thiết kế rãnh rốn Oheso chuyên biệt (phần khoét ở mặt trước tã) – thiết kế này giúp giữ cho chất bẩn hạn chế tiếp xúc với rốn của con, giúp rốn khô thoáng ngay cả khi bé mặc tã.
Chúc các bố mẹ có thể tự tin chăm sóc cho những thiên thần nhỏ của mình nhé!
Bài viết liên quan