Mặc dù cấu trúc da của trẻ sơ sinh cũng giống da người lớn, tuy nhiên làn da trẻ lại rất mỏng manh và dễ tổn thương. Bất kỳ một kích ứng nào dù nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng đến da của con. Chính vì lẽ đó mà chúng ta cần hiểu và chăm sóc làn da của con một cách đặc biệt hơn. BS biết là chỉ cần con bị muỗi đốt hay bổng nhiên xuất hiện chấm đỏ nào trên da thôi cũng làm các mẹ xót phải không nào? J Vậy nên để tránh những tổn hại to hơn vết muỗi đốt làm con khó chịu, làm mẹ bận lòng thì chúng ta cần nắm những thông tin cơ bản về da của trẻ để chăm sóc tốt hơn nhé!
Làn da trẻ sơ sinh khác với da người lớn là: dễ mất nước, da trẻ ít lớp mỡ dưới da nên mỏng manh và rất dễ tổn thương, nhạy cảm dễ dị ứng, chưa tự kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ tốt. Khi chăm sóc da trẻ tưởng chừng bé nào cũng giống nhau, nhưng không hẳn vậy. Chúng ta có thể chia làm 4 nhóm da sau để dễ theo dõi và có cách chăm sóc phù hợp:
1. Da thường là làn da khá phổ biến ở trẻ: da trẻ hồng hào, mịn màng và có độ đàn hồi tốt, không bị khô hoặc bong tróc, ít bị kích ứng.
2. Da khô: cũng là loại da khá thường gặp ở trẻ. Da trẻ thô ráp, thường xuyên bị bong tróc và rạn nứt khi va chạm, hay xuất hiệt các đốm da đỏ. Những trẻ có làn da khô rất hay mắc các bệnh về da như chàm, vẩy nến, viêm da tiết bã, dày sừng,..
3. Da chàm thể tạng: da trẻ thường rất khô, sần sùi và có những vết bong tróc da, các vết đỏ sần thường xuyên xuất hiện có tính chu kỳ, nhất là da ở mặt, các vùng có nếp gấp như khuỷu tay, gối, tay cổ tay, mắt cá. Cũng chính vì tình trạng này mà trẻ thường ngứa ngáy khó chịu và mất ngủ.
4. Da rất nhạy cảm: bản chất da trẻ sơ sinh đã mỏng manh và nhạy cảm, nhưng một số trẻ lại sở hữu làn da nhạy cảm hơn như thế nữa. Đây là loại da dễ bị ửng đỏ với thời tiết, sữa tắm, phấn rôm, quần áo và tã. Cũng chính vì da rất nhạy cảm nên trẻ có nguy cơ hăm và rôm sảy cao hơn các trẻ khác.
Nhìn da của con để hiểu về tình trạng sức khỏe
Một vấn đề khác mà các mẹ cần lưu tâm ở da trẻ sơ sinh đó là tình trạng vàng da. Đây không phải một trong những loại da của bé sơ sinh vì nó là tình trạng chung xuất hiện ở các trẻ, gọi là vàng da sinh lý. Tình trạng vàng da thường xuất hiện từ ngày thứ 3 sau sinh và kéo dài đến khoảng 7-10 ngày. Vàng da sinh lý do thành phần billirubine trong máu trẻ tăng cao, một sản phẩm do quá trình vỡ hồng cầu bào thai tạo ra. Vàng da sinh lý nhẹ thường không ảnh hưởng đến trẻ, nhưng nếu nặng có thể để lại di chứng nặng nề cho trẻ như bại não. Do vậy khi chăm sóc trẻ các mẹ phải thường xuyên quan sát da trẻ để đưa trẻ đi khám ngay nếu vàng da nhiều.
Chăm sóc da của con để hạn chế đến mức tối thiểu những tổn thương có thể gây nên từ nó. Khi tắm, thay tã cho bé, các mẹ cần quan sát tỉ mỉ làn da trẻ để phát hiện những bất thường cần đưa trẻ đi BS khám ngay. Chẳng hạn như khi da của con xuất hiện những biểu hiện bất thường như: Vàng da sậm, vàng da đến bụng, đến đùi; da nổi mẩn đỏ, nốt phồng rộp, ngứa, mưng mủ; những mảng chàm, sần đỏ, ngứa xuất hiện; hăm tã kéo dài gây sưng đỏ da.v.v..
Chọn tã phù hợp để hạn chế những tác hại đến da
Một trong những vấn đề đơn giản nhưng sẽ gây khó khăn ít nhiều đó chính là chọn một chiếc tã phù hợp cho trẻ sơ sinh. Bởi lẽ, tã tiếp xúc trực tiếp với da của con, “đồng hành” cùng con suốt một ngày dài, do đó thay vì nghĩ rằng “chiếc tã nào lại chẳng giống nhau” thì mẹ cần hiểu được những đặc tính của da trẻ sơ sinh để từ đó chọn được loại tã phù hợp nhất dành cho trẻ. Mẹ lưu ý những đặc tính cần có của một chiếc tã lý tưởng sau đây để có thể dễ dàng lựa chọn cho con:
1. Chọn tã dán sơ sinh mềm mại và dịu nhẹ: Cần chọn tã dán sơ sinh có bề mặt cotton mềm mại để không gây kích ứng da con bố mẹ nhé! Bố mẹ có thể cân nhắc và sử dụng thử tã dán sơ sinh Bobby với bề mặt Cotton-Soft mềm mại kết hợp Cream Vitamin E phù hợp nhất với trẻ sơ sinh.
2. Chọn tã dán sơ sinh ôm vừa vặn, hệ thun co giãn linh hoạt: Để tránh cho da con bị hằn đỏ, bé thoải mái ngay cả khi ngủ, bố mẹ hãy chọn tã dán sơ sinh Bobby với hệ thun Flexi-Fit (thun lưng và thun hông) mềm mại. Hãy nhớ là tã vừa vặn với con cũng tránh gây tràn tã nhé!
3. Chọn tã dán sơ sinh thấm hút nhanh, khô thoáng: Hăm tã là tình trạng gây ra khi da bé tiếp xúc quá lâu với chất tiêu bẩn. Vậy nên bố mẹ lưu ý chọn các loại tã có khả năng thấm hút tốt, chống tràn như Bobby có thiết kế với bề mặt dạng sóng 3D và rãnh thấm kim cương giúp chất lỏng thấm nhanh, giữ cho con luôn khô thoáng.
Ngoài ra, dựa trên thực tế có khá nhiều ông bố bà mẹ đưa trẻ đến phòng khám BS với cùng một lý do là cuống rốn của con bị nhiễm trùng và lâu rụng, nhân đây BS cũng nhắc nhở một vài điều để bố mẹ ghi nhớ. Phần cuống rốn của trẻ sơ sinh (được BS kẹp lại sau sinh) không có dây thần kinh, do vậy đừng quá sợ hãi sẽ khiến con bị đau khi chạm vào. Cũng chính vì nghĩ rằng con sẽ đau nên đa phần bố mẹ là những người lần đầu lên chức sẽ băng kín lại, tránh tiếp xúc nhiều nhất có thể, đôi khi chính vì điều này làm ẩm hơn môi trường cuống rốn, khiến nó lâu khô và lâu rụng hơn. Để giữ cho cuống rốn thông thoáng, bố mẹ có thể cân nhắc sử dụng tã có thiết kế rãnh rốn Oheso chuyên biệt (phần khoét ở mặt trước tã) – thiết kế này giúp giữ cho chất bẩn hạn chế tiếp xúc với rốn của con, giúp rốn khô thoáng ngay cả khi bé mặc tã. Đồng thời khi tắm cho con, bố mẹ lưu ý chỉ vệ sinh sạch rốn bằng nước ấm, không dùng cồn và bôi lên các loại thuốc không được BS khuyến khích nhé.
Không khó để chăm sóc trẻ sơ sinh phải không nào! Chúc mọi người thành công nhé!