ĐẶT TÊN CHO CON

Con cái là niềm hạnh phúc, là hi vọng và là điều quý báu nhất của các bậc làm cha làm mẹ. Chính vì vậy, từ trước khi con cất tiếng khóc chào đời, các bậc làm cha làm mẹ, hay cả ông bà, họ hàng đã đắn đo, tìm hiểu và chọn lựa cho con một cái tên đẹp, thể hiện được tình yêu thương và hi vọng của gia đình.
Đặt tên cho con nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế lại không hẳn vậy, mà thực sự là một bài toán khó với không ít các gia đình.
Bố mẹ nào khi đặt tên cho con mình, cũng luôn muốn gởi gắm những điều tốt đẹp cho con, qua một cái tên không chỉ hay mà còn thật ý nghĩa, lại còn có khả năng mang đến nhiều may mắn, phước lành trong suốt cuộc đời con.
Hãy cùng phòng khám Hiền Đức tìm hiểu hiện đang có các quy định ngầm hiểu khi đặt tên cho con mà các bà các mẹ vẫn lưu truyền từ xưa tới nay nhé:
1. Không đặt tên trùng với tổ tiên: Theo quan niệm người Việt từ xưa đến nay, việc đặt tên con trùng với tên tổ tiên ông bà sẽ là phạm huý và không mang lại may mắn.
2. Không đặt tên xấu: tên là điều đầu tiên con sẽ dùng để giới thiệu bản thân và là cái sẽ theo con suốt cuộc đời, chính vì vậy các mẹ đừng quan niệm rằng đặt tên con xấu cho dễ nuôi mà khiến con mình buồn vì tên của bé nhé.
3. Đặt tên không phân biệt giới tính: Tên gọi không phân biệt rõ giới tính sẽ dễ gây nhầm lẫn khi bé đi học hoặc đi làm thủ tục, giấy tờ. Ngoài ra theo như quan niệm của phong thủy thì việc lấy tên nam đặt cho nữ hoặc ngược là sự trái ngược âm dương khiến cho cuộc đời con không thuận lợi, suôn xẻ.
4. Đặt tên con quá cầu toàn: Ba mẹ nào cũng muốn con cái giỏi giang, thành công và có danh tiếng, sự nghiệp. Tuy nhiên, việc đặt cho con những cái tên quá phô trương, tham vọng sẽ không tốt. Thứ nhất chúng sẽ khiến cho bé bị áp lực từ nhỏ. Thứ hai tên gọi phô trương dễ khiến người khác cảm thấy không thiện cảm và dễ chế giễu bé. Vì vậy ba mẹ hãy tránh những cái tên quá cầu toàn như Thiên Tài, Hoàng Hậu, Mỹ Nhân,…
5. Đặt tên Tây hóa: Xã hội phát triển, thế giới ngày càng hòa nhập nên ba mẹ có thể muốn đặt tên nước ngoài cho bé. Tuy nhiên nếu con không sinh sống ở nước ngoài hay không có ba mẹ ngoại quốc thì bé nên đặt tên thuần Việt. Bởi vì tên tiếng Việt sẽ dễ giúp bé hòa đồng với bạn bè xung quanh hơn. Nếu ba mẹ vẫn thích bé có tên tiếng Anh thì có thể đặt thêm “nickname” cho con.
6. Đặt tên khó gọi: Tên gọi là thứ được sử dụng hàng ngày thường xuyên. Bởi vậy tên khó gọi sẽ khiến con gặp bất lợi trong giao tiếp. Đồng thời tên khó gọi còn dẫn đến viết sai gây nhầm lẫn trong giấy tờ. Bởi vậy ba mẹ nên chọn cho con tên dễ gọi, không trúc trắc về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa.
7. Dễ gây nhầm giới tính: Đây cũng là một lỗi đặt tên tuy có nhẹ hơn về độ “sát thương” so với nói lái và viết tắt nhưng cũng gây cho người có tên nhiều phen lúng túng. Chẳng hạn, nếu một người tên Quý Lộc thì sẽ rất dễ bị nhầm là con trai trong khi chẳng ai biết rằng đây là tên của một cô gái. Ngược lại, một chàng trai nếu có tên là Thuý Văn thì rất có khả năng các văn bản gửi đến sẽ trân trọng ghi là “Gửi Cô Văn” hoặc đón những cuộc điện thoại mở đầu bằng “Chị Văn ơi”.
Trên đây chỉ là một số quan niệm lưu truyền dân gian của người Việt ta, riêng phòng khám Hiền Đức quan niệm, tên là cái sẽ gắn với các bé suốt cuộc đời và sẽ là nơi trao gửi niềm tin, hạnh phúc của gia đình, vì vậy nên khi chọn lựa một cái tên cho bé, cha mẹ hãy tìm hiểu và suy nghĩ, cũng như bàn bạc với gia đình để chọn được một cái tên ưng ý nhé.
Bài viết liên quan