CHỒI RỐN ( U HẠT RỐN)

Một bé hơn 3 tháng đến khám tại phòng khám Nhi Khoa Hiền Đức vì rốn rỉ dịch kéo dài, hôi. Sau khi thăm khám thấy đây là 1 trường hợp chồi rốn. Vệ sinh, chấm bạc Nitrat 1 tuần sau rốn đã khô và không còn rỉ dịch.
Chồi rốn là gì và có đáng ngại không?
Chồi rốn là mô quá phát ở dưới chân rốn sau khi rốn đã rụng.
Dấu hiệu nhận biết chồi rốn:
• Rốn có u hạt to.
• Chảy dịch rốn, trẻ khó chịu, quấy khóc.
• Rốn hôi, chảy nước màu vàng, sưng đỏ, có mủ, trẻ có thể bị sốt.
• Rốn rụng muộn hơn 3 tuần
Những biến chứng của chồi rốn:
• Chảy máu rốn
• Nhiễm trùng rốn.
• Nhiễm trùng toàn thân.
Cách điều trị chồi rốn: thực hiện tại cơ sở y tế, tùy mức độ sẽ có cách điều trị khác nhau
• Chấm bạc Nitrat
• Buộc cuống chồi rốn
• Đốt điện
Một số lưu ý khi chăm sóc chồi rốn
• Rửa tay sạch trước và sau khi chăm sóc chồi rốn
• Tã nằm ở dưới rốn giúp rốn thoáng, ngăn ngừa nhiễm bẩn từ phân và nước tiểu.
• Không được băng ép hay mặc quần áo ép chặt vùng rốn.
• Khi tắm không ngâm ướt rốn cho đến khi rốn lành
• Không rắc các loại bột vào rốn
Những dấu hiệu cần khám ngay:
• Trẻ sốt, bỏ bú
• Khóc hoặc có vẻ đau khi chạm vào rốn hoặc vùng xung quanh rốn.
• Chân rốn và vùng da xung quanh rốn sưng, chảy mủ, có mùi hôi.
Tóm lại chồi rốn không phải là một bệnh quá nguy hiểm nhưng không phát hiện và xử trí đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Phòng khám Nhi Khoa Hiền Đức
443 Võ Văn Tần, Q3
Hotline 19007168
Bài viết liên quan