1. Uống Vitamine đều đặn hàng ngày
2. Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày
3. Viết kế hoạch sanh và nuôi con
4. Tự học hỏi thông qua các kênh chính thống: cụ thể nhất là Bác sĩ đang theo dõi thai cho bạn
5. Thay đổi môi trường sống hoặc việc làm phù hợp (tránh những môi trường độc hại và nặng nhọc)
6. Kiểm soát mức tang cân vừa phải
7. Mang giày thoải mái (vừa chân, êm, không quá cao)
8. Ăn thức ăn giàu folate (đậu, măng tây, cam, ngũ cốc)
9. Ăn thứ ăn giàu calcium (cá, hải sản, sữa, đậu nành)
10. Ăn nhiều cá (loại trừ các loại ca chứa nhiều thủy ngân)
11. Ăn thức ăn có nhiều chất xơ
12. Không ăn pho mát mềm (các loại chưa được khử trùng như Brie và feta có thể chứa vi khuẩn có thể gây sốt, sẩy thai hoặc các biến chứng thai kỳ)
13. Ăn rau sạch
14. Ăn 5-6 bữa ăn mỗi ngày
15. Đừng ăn no quá. Mỗi ngày ăn thêm khoảng 300-500 Calories (so với bình thường) nên ghi nhật ký thực phẩm ăn hàng ngày
16. Hạn chế Caffeine
17. Uống nhiều nước (uống 2-3 lít nước mỗi ngày)
18. Không uống bia rượu
19. Không dùng kem chống nắng có thành phần dễ gây kích ứng như Mineral Oil, Parabens, Alcohol hoặc hoá chất Avobenzone, Homosalate, Oxybenzone, Octisalate, Oxtinoxate …
20. Tránh tiếp xúc phân chó mèo
21. Lăng nghe Bác sĩ và đi khám khi có dấu hiệu bất thường
22. Không hút thuốc trực tiếp hay gián tiếp
23. Ngủ đủ giấc (nên có giấc ngủ trưa)
24. Đeo đai nâng đỡ bụng và cố định cột sống
25. Không tự ý uống thuốc khi chưa có ý kiến của Bác sĩ
26. Khám nha khoa định kỳ
27. Tập thư giãn hàng ngày bằng tập hít thở, yoga, thiền, massage
28. Đừng cố gắng quá sức từ công việc, sinh hoạt hàng ngày
29. Nên tập thể dục, nhưng đừng quá sức
30. Căng cơ bằng vài động tác căng cơ vùng lưng sườn, tay chân trước khi ngủ